BÀI 6 THUỐC BỘT CỐM
BÀI 6 THUỐC BỘT CỐM
Ngô Bá Duy
MÔN BÀO CHẾ DƯỢC 2023
1. Phân tích được vai trò, vị trí của bột thuốc trong các dạng thuốc
rắn.
2. Phân tích được các đặc tính của tiểu phân bột thuốc vận dụng
trong bào chế và sinh dược học các dạng thuốc rắn.
3. Trình bày được khái niệm, phân loại và phân tích được ưu, nhược
điểm, thành phần các tá dược sử dụng trong thuốc bột, thuốc cốm.
4. Trình bày được trình tự bào chế, yêu cầu chất lượng và hướng dẫn
sử dụng thuốc bột, thuốc cốm.
5. Phân tích được một số công thức bào chế thuốc bột, thuốc cốm.
PHẦN 1. THUỐC BỘT
KHÁI NIỆM
Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác
định, có chứa một hay nhiều được chất. Thêm cái tá dược như tá
dược độn, tá dược hút, tá dược màu,… Dùng để uống, để pha dung
dịch hay hỗn dịch tiêm, dùng ngoài hay để hít.
I. ĐẠI CƯƠNG THUỐC BỘT
Phân loại
Dựa vào thành phần.
Thuốc bột phân liều: là thuốc bột được chia sẵn thành liều một lần dùng,
thường dùng để uống.
Ví dụ: thuốc bột pha hỗn dịch uống amoxicillin 250mg.
➢ Bột thô (1400/355): không ít hơn 95% khối lượng bột qua được rây số
1400, không quá 40% khối lượng bột qua được rây số 355.
➢ Bột nửa thô (710/250): không ít hơn 95% khối lượng bột qua được rây số
710, không quá 40% khối lượng bột qua được rây số 250.
➢ Bột nửa mịn (355/180): không ít hơn 95% khối lượng bột qua được rây số
355, không quá 40% khối lượng bột qua được rây số 180.
➢ Bột mịn (180/125): không ít hơn 95% khối lượng bột qua được rây số 180,
không quá 40% khối lượng bột qua được rây số 125.
➢ Bột rất mịn (125/90): không ít hơn 95% khối lượng bột qua được rây số
125, không quá 40% khối lượng bột qua được rây số 90.
Phân loại
Hạn chế
➢ Dễ hút ẩm nên việc vận chuyển, sử dụng bảo quản thuốc bột không thuận
tiện so với thuốc viên. Phát sinh nhiều bụi, dễ gây tạp nhiễm và nhiễm
chéo.
➢ Đường uống, không thích hợp với các dược chất có mùi khó chịu và kích
ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
➢ Phối hợp các dược chất hoặc tá dược lỏng, mềm vào thuốc bột gặp khó
khăn.
MÔN BÀO CHẾ DƯỢC 2023
1. Dược chất
2. Tá dược
3. Bao bì
1. Dược chất
➢ Trong thuốc bột để uống: kháng sinh, thuốc giảm đau – hạ sốt –
chống viêm, vitamin
➢ Không chỉ có dược chất ở trạng thái rắn mà còn có dược chất ở
trạng thái lỏng
Một số đặc tính quan trọng của tiểu phân dược chất:
▪ Kích thước tiểu phân và diện tích bề mặt riêng
▪ Hình dạng tiểu phân
▪ Dạng thù hình
▪ Lực liên kết tiểu phân
▪ Độ xốp và khối lượng riêng
▪ Độ trơn chảy của khối bột
▪ Khả năng chịu nén
1. Dược chất
▪ Bột có kích thước tiểu phân nhỏ thì tổng diện tích bề mặt
riêng lớn và khối lượng riêng, độ xốp, độ trơn chảy, tốc độ hòa
tan cũng khác với bột có kích thước tiểu phân lớn.
▪ Các đại lượng đặc trưng cho sự phân bố kích thước tiểu phân
bột gồm D10, D50, D90, Span, chỉ số đa phân tán
(polydispersity index,PDI).
▪ D10, D50, D90 các giá trị mà có 10%, 50% và 90% số tiểu
phân bột hoặc thể tích bột có đường kính nhỏ hơn các giá trị
này.
1. Dược chất
▪ Hình dạng tiểu phân ảnh hưởng đến khả năng trơn chảy và
mức độ liên kết của khối bột. Bột có kích thước giống nhau
nếu là tiểu phân hình cầu thì trơn chảy tốt hơn hình khối.
▪ Các tiểu phân hình cầu làm cho khối bột xốp, khối lượng riêng
biểu kiến thấp, khó nén chặt. Tiểu phân hình cầu tạo nên
khoảng trống liên tiểu phân lớn hơn tiểu phân hình khối. Một
số loại dược chất, lực liên kết của các tiểu phân hình lập
phương rất lớn, có thể dập thẳng thành viên.
1. Dược chất
▪ Độ xốp của khối bột phụ thuộc vào thể tích khoảng trống ở
giữa và ngay bên trong các tiểu phân bột. Thể tích khoảng
trống này càng lớn thì độ xốp càng lớn. Viên nén có độ xốp
quá nhỏ thì khi tiếp xúc với môi trường hòa tan hay dịch tiêu
hóa, nước khó thấm vào viên làm viên khó rã và hòa tan.
▪ Bột có độ xốp quá lớn sẽ trơn chảy kém, dễ hút ẩm, khó chịu
nén và khó đảm bảo khối lượng đơn vị phân liều.
1. Dược chất
Là một đặc tính rất quan trọng trong bào chế thuốc viên nén.
Bột có khả năng chịu nén tốt là bột chỉ cần một lực dập nhỏ nhưng
đã cho viên có độ cứng mong muốn.
Cải thiện khả năng chịu nén:
▪ Tạo hạt.
▪ Thêm tá dược có khả năng chịu nén tốt như cellulose tinh thể,
lactose phun sấy.
▪ Sấy bột đến độ ẩm thích hợp.
2. Tá dược
▪ Tá dược độn (tinh bột, lactose): đảm bảo khối lượng, thay đổi
một số đặc tính cơ lý (độ trơn nhầy, độ xốp) của dạng bào chế.
▪ Tá dược trơn (silic dioxyd keo than, magnesi stearate): cải
thiện độ trơn chảy để đảm bảo độ đồng đều khối lượng.
▪ Tá dược hút (calci carbonat, magnesi carbonat): sử dụng khi
trong thành phần thuốc bột chứa chất lỏng, mềm, hay chất để
giải phóng nước kết tinh để đảm bảo độ khô tơi.
▪ Tá dược cách ly: để cách ly các tiểu phân khi có tương kỵ.
3. BAO BÌ
Thuốc bột dùng để uống:
• Đóng vào túi nhỏ
• Đóng vào chai, lọ
Thuốc bột pha tiêm: đóng vào lọ thủy tinh có nút cao su và chụp
nhôm.
Thuốc bột để hít: đóng vào nang cứng hoặc dụng cụ hít.
Thuốc bột uống đã phân liều Thuốc bột chưa phân liều
Thuốc bột dùng ngoài Thuốc bột pha tiêm
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
Chuẩn bị nguyên liệu
➢ Dược chất, tá dược rắn được sấy, phân chia, rây đến kích thước
tiểu phân thích hợp, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng.
➢ Phân chia nguyên liệu: có thể dùng các dụng cụ phân chia
nguyên liệu sau đây:
• Các loại cối: cối sứ, cối thủy tinh, cối đá mã não, cối sắt, đồng.
• Thuyền tán
• Rây
➢ Dụng cụ dùng để rây: lưới rây, thân rây, đáy rây và nắp rây.
➢ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất rây gồm:
• Hình dạng tiểu phân
• Đường đi của tiểu phân
• Độ ẩm bột
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
▪ Sản xuất thuốc bột thường gây nhiều bụi và thuốc bột cũng dễ hút
ẩm nên môi trường sản xuất phải được kiểm soát tốt. Thuốc bột để
uống và dùng trên da thường được pha chế trong môi trường có
cấp độ sạch D theo GMP. Với thuốc bột pha tiêm, do không thể tiệt
khuẩn bằng nhiệt nên loại bột này phải được pha chế theo quy trình
vô khuẩn trong môi trường cấp sạch A/B.
▪ Nhân viên pha chế phải được đào tạo và trang thiết bị dùng trong
pha chế cũng phải được chuẩn bị, vệ sinh theo đúng quy trình đối
với từng loại thuốc bột cụ thể.
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
➢ Thuốc bột đơn: quá trình chia, rây nguyên liệu rồi đóng gói vào bao bì thích hợp.
➢ Thuốc bột kép qua 2 giai đoạn:
▪ Phân chia bột đơn.
▪ Các thành phần (bột đơn) được phân chia theo nguyên tắc khi phối trộn với nhau,
chúng phải đảm bảo được sự phân tán đồng nhất của hỗn hợp bột kép.
➢ Nguyên tắc nghiền, trộn như sau:
+ Về khối lượng: dược chất khi có khối lượng lớn thì nghiền trước, sau đó xúc
ra khỏi cối rồi nghiền tiếp dược chất có khối lượng ít hơn. Dược chất có khối
lượng ít hơn sau khi nghiền sẽ để lại trong cối để bắt đầu trộn bột kép.
+ Về khối lượng riêng: các dược chất có khối lượng riêng chênh lệch nhau thì
dược chất có khối lượng riêng lớn, cần phải nghiền mịn hơn để giảm bớt khối
lượng của tiểu phân dược chất, làm cho bột kép dễ trộn thành khối đồng nhất,
tránh hiện tượng phân lớp.
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
Tham gia vào thành phần của bột kép thường gặp các
chất lỏng sau:
➢ Tinh dầu: để làm thơm thuốc, đôi khi tác dụng sát khuẩn.
➢ Dầu khoáng, glycerin: tá dược làm cho thuốc bắt dính da và
dịu da.
➢ Cồn thuốc, cao lỏng và dung dịch dược chất.
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
Tham gia vào thành phần của bột kép nếu với tỷ lệ trên 30% thì có
thể làm ẩm bột. Biện pháp khắc phục như sau:
➢ Nếu có sẵn cao khô thì thay bằng cao khô và pha chế bình
thường.
➢ Nếu không có sẵn cao khô thì thêm lactose vào cao mềm rồi sấy
khô, nghiền mịn và tiếp tục trộn bột kép hoặc sấy trực tiếp cao
mềm thành cao khô.
III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
Bột kép chứa các chất trở thành ẩm ướt, chảy lỏng khi bào chế
Thuốc bột phải được bảo quản kín, tránh ẩm và ánh sáng.
➢ Với thuốc bột không phân liều: có thể đựng trong lọ rộng miệng hoặc túi
nhôm, polyethylene hàn kín.
➢ Với bột phân liều:
▪ Ước tính bằng mắt:
+ Áp dụng trong bào chế nhỏ, pha chế theo đơn. Cân một liều mẫu và dựa vào một liều
mẫu chia số bột còn lại thành các phần bằng nhau giống với liều mẫu.
+ Độ chính xác không cao lắm nhưng nhanh nên được áp dụng rộng rãi trên thực tế với
các thuốc bột không yêu cầu phân liều chính xác.
▪ Dựa vào thể tích: dùng các dụng cụ để đong.
▪ Dựa vào khối lượng: dùng các cân tay để phân liều, phương pháp này chính
xác, nhưng tốn nhiều thời gian cho nên thường áp dụng với các thuốc bột có
chứa dược chất độc.
IV. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THUỐC BỘT
▪ Tính chất: bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất.
▪ Độ ẩm: Xác định mất khối lượng do làm khô hoặc định lượng nước bằng thuốc
thử Karl – Fischer.
▪ Thuốc bột không được chứa hàm lượng nước quá 9,0%.
▪ Độ mịn: độ mịn của thuốc bột được xác định qua phép thử Cỡ bột và rây.
▪ Độ đồng đều hàm lượng: phép thử này áp dụng cho thuốc bột để uống, để tiêm,
được trình bày trong các đơn vị đóng gói 1 liều, các dược chất có hàm lượng
dưới 2mg hoặc dưới 2% (kl/kl) so với khối lượng bột đóng gói trong 1 liều.
▪ Độ đồng đều khối lượng.
▪ Ghi nhãn: đối với thuốc bột trong một đơn vị đóng gói 1 liều phải ghi tên và hàm
lượng dược chất.
▪ Bảo quản: thuốc bột phải được bảo quản trong đồ đựng kín. Để nơi khô ráo.
V. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC BỘT
Thuốc bột pha hỗn dịch uống azithromycin
Công thức cho 1 lọ 30ml:
Azithromycin dihydrat 1,263g
Đường trắng 23,169g
Trinatri phosphate 0,108g
Natri benzoate 0,090g
Hydroxypropyl cellulose (Klucel EF) 0,015g
Gôm xanthan 0,015g
Tá dược mùi anh đào 0,090g
Tá dược mùi vani 0,200g
Tá dược mùi chuối 0,150g
V. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC BỘT
Thuốc bột Oresol (Tổ chức Y tế Thế giới)
Thuốc cốm hay thuốc hạt là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi
ngắn xốp, thường dùng để uống với một ít nước hay một chất lỏng thích
hợp, hoặc pha thành dung dịch, hỗn dịch hay siro.
So với thuốc bột, thuốc cốm có những điểm khác biệt về ưu, nhược
điểm sau:
▪ Thuốc cốm có độ trơn chảy tốt hơn, thể tích biểu kiến nhỏ hơn nên dễ
phân liều, đóng gói, vận chuyển, bảo quản hơn.
▪ Thuốc cốm ít hút ẩm hơn, ít tiếp xúc với không khí, ánh sáng, vi sinh vật
hơn.
▪ Quy trình sản xuất thuốc cốm thường phức tạp hơn quy trình sản xuất
thuốc bột.
PHẦN 2. THUỐC CỐM
Ngoài dược chất, thuốc cốm thường có những nhóm tá dược sau:
▪ Tá dược độn hay thường dùng trong thuốc cốm thường là các loại bột
đường để kết hợp điều vị cho chế phẩm.
▪ Tá dược dính hay dùng nhất là siro.
▪ Nếu là cốm pha hỗn dịch, trong thành phần thường có thể có thêm tá
dược rã, tá dược gây thấm, ổn định,…
▪ Tá dược trơn để cải thiện độ trơn chảy, giúp phân liều chính xác trong
các thiết bị đóng gói.
▪ Có thể có thêm tá dược màu, điều hương, điều vị, bảo quản.
Bao bì dùng để đóng gói thuốc cốm cũng tương tự như thuốc bột.
PHẦN 2. THUỐC CỐM
▪ Thuốc cốm được điều chế bằng phương pháp tạo hạt từ bột thuốc.
▪ Các phương pháp tạo hạt bao gồm tạo hạt ướt (phổ biến nhất), tạo hạt
khô và tạo hạt đặc biệt. Các phương pháp này sẽ được mô tả chi tiết
hơn ở chương “Viên nén”.
PHẦN 2. THUỐC CỐM
Ví dụ: thuốc cốm pha hỗn dịch uống aceclofenac.
▪ Thuốc cốm phải khô, đồng đều về kích thước hạt, không có hiện tượng
hút ẩm, không bị mềm và biến màu.
▪ Độ ẩm: xác định nước trong các thuốc cốm nói chung theo phương pháp
Xác định mất khối lượng nước do làm khô. Các thuốc cốm có độ ẩm
không quá 5,0%, trừ các chỉ dẫn khác.
▪ Thuốc cốm không quy định thử độ đồng đều về hàm lượng thì phải thử
độ đồng đều khối lượng.
▪ Thuốc cốm phải được bảo quản trong các đồ đựng kín, đóng từng liều
hoặc nhiều liều, có nhãn đúng quy định. Để nơi khô mát.
V. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC CỐM
Thuốc cốm pha hỗn dịch uống cefaclor 125mg/5ml
Domperidon 20mg
Ibuprofen 400mg
Cellulose vi tinh thể 250mg
Đường trắng 5120mg
Acid malic 2550mg
Natri bicarbonate khan 770mg
Natri carbonate 260mg
Natri lauryl sulfat 10mg
Nước tinh khiết vừa đủ